Trong quá trình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản, việc xin trích lục giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính không thể thiếu. Mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng này đóng vai trò quan trọng trong việc chứng minh tính hợp pháp của công trình xây dựng. Bài viết này ACC Khánh Hòa sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mẫu đơn này, bao gồm các nội dung cần có, thủ tục thực hiện và những lưu ý quan trọng.

1. Thế nào là trích lục chứng từ, giấy tờ?
Trích lục giấy chứng từ, trích lục giấy tờ là việc Nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ, hồ sơ của người có yêu cầu xin được cấp trích lục chứng từ cho cá nhân có nhu cầu muốn xin trích lục giấy tờ, chứng từ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch đã quy định rằng bản sao được cấp từ số gốc sẽ có giá trị sử dụng được thay thế cho bản chính trong các giao dịch có liên quan, trừ trường hợp pháp luật khác có quy định khác. Bản sao giấy tờ được chứng thực từ bản chính sẽ có giá trị sử dụng thay thế được cho bản chính khi thực hiện đối chiếu chứng thực so với bản chính.
Như vậy, bản sao trích lục nói chung, bản sao trích lục giấy phép xây dựng có giá trị tương tự như bản chính và được sử dụng thay cho bản chính trong một số giao dịch trong thực tế.
2. Giấy phép xây dựng là gì?
Khái niệm giấy phép xây dựng được quy định chi tiết tại Khoản 17, 18, 19 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) như sau:
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, giấy phép xây dựng gồm những loại sau:
- Giấy phép xây dựng mới;
- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
- Giấy phép di dời công trình;
- Giấy phép xây dựng có thời hạn (là giấy phép cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng).
Trong đó,
- Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
- Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.
3. Mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
ĐƠN XIN TRÍCH LỤC – SAO LỤC GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Kính gửi: ……………………………………………………………………………….
– Tên chủ đầu tư (Chủ hộ):………………………………………………………..
– Người đại diện: ………………….…………… Chức vụ: ……………………..
– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………..
– Số nhà: ……………… Đường (phố) ….…………. Phường (xã) ………………
Quận (huyện) ……………..………. Tỉnh, thành phố: ……………..…………….
– Số điện thoại: ………………………………………………………………………………..
Là chủ sở hữu của Giấy phép xây dựng số (số, ngày, cơ quan cấp):………………………………………………………………………………………………………..,
Địa điểm xây dựng theo giấy phép:………………………………………………………………
Lô đất số:…………………………………….. Diện tích:………………………………………m2.
tại: ………………..……. đường: ……..……phường (xã) ……………………….
Quận (huyện) …………………Tỉnh, thành phố: …………………………………
Lý do đề nghị xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng đã được cấp (do mất, thất lạc, rách):…………………………………………………………………………………………….
Tài liệu xin sao lục gồm (loại tài liệu, số lượng xin trích lục):………………………….
Đề nghị…………… cho phép tôi được sao lục Giấy phép xây dựng để sử dụng vào mục đích nêu trên.
Tôi xin cam đoan sử dụng đúng mục đích của trích lục giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1-
2-
…… ngày…… tháng……. năm………
Người làm đơn/ Đại diện chủ đầu tư
Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)
>>> Chi tiếp Mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng
4. Hồ sơ xin trích lục giấy phép xây dựng
Chủ đầu tư, cá nhân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp bản sao, trích lục giấy phép xây dựng, trong hồ sơ gồm:
- Đơn xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng.
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của chủ đầu tư, người yêu cầu trích lục.
- Các tài liệu kèm theo đơn liên quan đến số giấy phép xây dựng do bị mất, rách hoặc nát, địa điểm thi công công trình xây dựng được ghi nhận trong giấy phép xây dựng,…
5. Trình tự, thủ tục xin trích lục giấy phép xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chủ đầu tư, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp trích lục giấy phép xây dựng như đã nêu ở phần 4.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ đầu tư/ cá nhân có nguyện vọng xin cấp bản sao Giấy phép xây dựng sẽ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện (trong ngày làm việc, trong giờ hành chính hàng tuần).
Chuyên viên tại Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ trong bộ hồ sơ xin cấp bản sao giấy phép xây dựng.
- Nếu hồ sơ xin cấp bản sao giấy phép xây dựng đã hợp lệ thì chuyên viên sẽ viết giấy hẹn trao cho chủ đầu tư/ cá nhân.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên sẽ hướng dẫn chủ đầu tư, cá nhân cách hoàn thiện hồ sơ sao cho đầy đủ giấy tờ và hợp lệ.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Chủ đầu tư, cá nhân có mong muốn xin bản sao trích lục giấy phép xây dựng, khi nộp hồ sơ xin cấp trích lục giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan có thẩm quyền là nộp lệ phí xin cấp bản sao giấy phép xây dựng. Lệ phí xin cấp trích lục giấy phép xây dựng này giao động khoảng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/ bản trích lục.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ, xem xét thực hiện cấp bản sao giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, cá nhân. Thời hạn giải quyết là 06 ngày làm việc.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý hồ sơ và trả kết quả cho chủ đầu tư, cá nhân đúng ngày theo giấy hẹn đã gửi tới chủ đầu tư, cá nhân.
- Nếu hồ sơ không thể giải quyết, cơ quan có thẩm quyền cần thông báo trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư, cá nhân biết và ghi rõ lý do từ chối, lý do không thể giải quyết được hồ sơ xin cấp trích lục giấy phép xây dựng.
Bước 5: Trả kết quả
Chủ đầu tư, cá nhân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện. Khi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân quận/ huyện để lấy kết quả là bản trích lục giấy phép xây dựng cần lưu ý mang theo các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân và giấy hẹn đã được cơ quan có thẩm quyền phát vào thời điểm nộp hồ sơ xin cấp bản trích lục giấy phép xây dựng.

6. Dịch vụ xin giấy phép xây dựng tại Khánh Hòa
Dịch vụ xin giấy phép xây dựng tại ACC Khánh Hòa là giải pháp tối ưu dành cho các cá nhân, tổ chức, và doanh nghiệp muốn thực hiện các dự án xây dựng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chọn dịch vụ xin giấy phép xây dựng tại ACC Khánh Hòa mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho khách hàng, bao gồm:
- Chuyên môn cao, am hiểu pháp luật: ACC Khánh Hòa có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao và am hiểu quy định pháp luật về giấy phép xây dựng, đồng thời với nhiều năm hoạt động, ACC đã xử lý nhiều hồ sơ và cung cấp đa dạng dịch vụ cho khách hàng.
- Chi phí cạnh tranh, tiết kiệm thời gian: Dịch vụ của ACC Khánh Hòa cam kết mang lại giá trị vượt trội với chi phí cạnh tranh và tiết kiệm thời gian đáng kể cho khách hàng bằng cách tối ưu hóa quy trình xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.
- Tư vấn tận tâm, hỗ trợ 24/7: Đội ngũ tư vấn của ACC Khánh Hòa hoạt động 24/7, giải đáp mọi thắc mắc về quy trình xin giấy phép xây dựng và các yêu cầu pháp lý liên quan, đảm bảo khách hàng luôn nắm rõ thông tin và tự tin trong quá trình thực hiện thủ tục.
- Thủ tục nhanh chóng, rõ ràng: Với quy trình làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, ACC Khánh Hòa đảm bảo thủ tục xin giấy phép diễn ra nhanh chóng và rõ ràng trong từng bước, từ việc chuẩn bị hồ sơ đến khi nhận giấy phép xây dựng.
- ACC Khánh Hòa tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng tại Khánh Hòa uy tín hàng đầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng trong việc thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến xây dựng, góp phần đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
>> Quý khách có nhu cầu và quan tâm đến các dịch vụ xin giấy phép xây dựng, hãy tham khảo bài viết Dịch vụ xin giấy phép xây dựng tại Khánh Hòa để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ hotline để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn trực tiếp.
7. Các câu hỏi thường gặp
Tại sao cần phải xin trích lục giấy phép xây dựng?
Có nhiều lý do khiến người ta cần xin trích lục giấy phép xây dựng, chẳng hạn như:
- Mất giấy phép gốc: Khi giấy phép xây dựng bị mất, việc xin trích lục là cần thiết để làm lại giấy tờ.
- Giao dịch bất động sản: Khi mua bán, thế chấp nhà đất, ngân hàng hoặc người mua thường yêu cầu cung cấp bản sao giấy phép xây dựng để đảm bảo tính pháp lý của giao dịch.
- Giải quyết tranh chấp: Trong các vụ kiện tụng liên quan đến đất đai, giấy phép xây dựng là một trong những bằng chứng quan trọng.
- Hoàn thiện hồ sơ: Khi cần làm các thủ tục hành chính khác liên quan đến công trình xây dựng, bản sao giấy phép xây dựng cũng là một trong những giấy tờ bắt buộc.
Có thể tự làm đơn xin trích lục giấy phép xây dựng được không?
Hoàn toàn có thể tự làm đơn xin trích lục giấy phép xây dựng. Bạn có thể tham khảo các mẫu đơn trên mạng hoặc tại các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, nếu không tự tin, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn hành chính để đảm bảo hồ sơ được hoàn thiện và thủ tục được thực hiện nhanh chóng.
Phí xin trích lục giấy phép xây dựng là bao nhiêu?
Mức phí xin trích lục giấy phép xây dựng thường không quá cao và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng địa phương. Bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền để biết thông tin chính xác về mức phí này.
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ cụ thể về giấy phép xây dựng, đừng ngần ngại liên hệ với ACC Khánh Hòa để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm